Thơ bảy bước
Thơ bảy bước

Thơ bảy bước

"Thơ bảy bước" (chữ Hán: 七步詩, "Thất bộ thi") là một bài thơ phúng dụ thuộc thể ngũ ngôn tuyệt cú thường được cho là do thi nhân Tào Thực thời Tam Quốc sáng tác. Bài thơ xuất hiện lần đầu trong Thế thuyết tân ngữ, xuất bản năm 430 dưới thời Lưu Tống. Sau khi Tào Tháo qua đời, Tào Phi nối nghiệp cha trở thành Ngụy Vương. Tương truyền, do nghi ngờ em ruột là Tào Thực có ý tranh quyền đoạt vị và cũng vì ghen tị với tài năng văn chương của ông, Tào Phi đã lệnh cho em trai nội trong bảy bước phải làm thơ đề tài anh em, mà không được dùng hai chữ này, nếu không sẽ bị xử tử. Tào Thực mượn hình ảnh cây đậu, phúng dụ về việc anh em cùng một dòng máu, cùng một cội sao nỡ hại lẫn nhau.Bài thơ có hai phiên bản khác nhau, một gồm sáu câu và một bản bốn câu được lưu truyền và chép lại trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Dù được lưu truyền rộng rãi, nhưng bài thơ không xuất hiện trong Tam quốc chí mà chỉ xuất hiện lần đầu tiên trong Thế thuyết tân ngữ xuất bản hơn 200 năm sau đó. Chính vì điều này, tính xác thực của bài thơ vẫn là một đề tài tranh luận của giới nghiên cứu.

Thơ bảy bước

Việt bính cat1-bou6-si1
Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–GilesIPATiếng Quảng ChâuIPAViệt bính
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữQī bù shī
Wade–GilesCh'i-pu-shih
IPA[tɕʰí pú ʂí]
Tiếng Quảng Châu
IPA[tsʰɐ́t̚ póu síː]
Việt bínhcat1-bou6-si1
Phồn thể 七步詩
Bính âm Hán ngữ Qī bù shī
Nghĩa đen "Bảy bước thành thơ" hay "Thơ bảy bước"
Wade–Giles Ch'i-pu-shih
IPA [tsʰɐ́t̚ póu síː]
Giản thể 七步诗